Singapore là một trong những điểm nóng ẩm thực của khu vực Đông Nam Á. “Đảo quốc sư tử” chịu ảnh hưởng sâu sắc và được thừa hưởng từ các di sản phong phú của ẩm thực Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia và Indonesia. Khi bạn là một người Singapore chính hiệu, bạn sẽ dễ dàng tìm thấy những món ăn này tại các gánh hàng rong trong các góc phố, những quầy ẩm thực trong các trung tâm thương mại và các quán ăn cổ xưa hàng thập kỉ.
Trong bài viết này, tôi trân trọng giới thiệu những món ăn đặc trưng mà bạn nhất định phải thử khi đến Singapore. Hơn một chục món của Singapore gắn liền với di sản của cha ông nhưng nếu tôi chăm chỉ liệt kê đúng với thực tế thì bạn sẽ phải mất hơn hai giờ để đọc xong danh sách ẩm thực của chúng tôi.
Nếu là một người Singapore thì không có lý do gì để không nếm đủ những món ăn gắn liền với cuộc sống. Nếu là một du khách, đây sẽ là danh sách tuyệt vời về ẩm thực đặc trưng địa phương của Singapore.
Rất nhiều người đã thử chế biến lại các món ăn Singapore và mặc dù trong số đó, tôi thật sự đánh giá rất cao đầu bếp Anthony Bourdain vì những khám phá phi thường của ông về ẩm thực Singapore trong nhật kí hành trình của mình. Tuy nhiên, tôi vẫn luôn cho rằng chỉ có người địa phương mới thật sự truyền tải được tình yêu thuần khiết nhất dành cho văn hóa ẩm thực của đất nước mình.
1. Bak Kut Teh (sườn heo hầm):
Một trong nhiều giai thoại về sự ra đời của Bak Kut Teh là khi Singapore còn khai sơ, một người ăn xin nghèo khổ, đói khát đến một cửa hàng bán thịt heo bên đường để xin ăn. Người chủ cửa hàng đã cạn kiệt thức ăn nhưng vẫn mở cửa giúp đỡ. Ông đã sử dụng những gì còn sót lại như xương heo, thêm một ít gia vị rẻ tiền vào nồi hầm (quế, tiêu) để nước dùng có màu gần giống như màu trà. Từ đó món “trà xương heo” đã được biết đến. Một hư cấu khác thì tuyên bố rằng đây là một loại thuốc dùng để hồi sinh những người Trung Quốc khổ sai làm việc tại Clark Quay vào thế kỉ 19. Bak Kut The đã có mặt ở Singapore từ thời khai quốc và được xem là một món ăn đơn giản dành cho tầng lớp lao động. Đa phần các món Bak Kut Teh được hầm với nhiều loại tiêu khác nhau và một số gia vị khác như quế, hồi. Sườn heo được thêm vào để tăng thêm độ ngọt cho nước hầm. Một số phiên bản khác là Klang Bak Kut Teh, một món hầm có nước dùng màu đen với các loại thảo mộc, có xuất xứ từ Malaysia.
Quán ăn Bak Kut Teh có tiếng:
2. Wanton Mee (Mì sủi cảo)
Những món mì Singapore có lẽ chịu ảnh hưởng từ ẩm thực Hong Kong nhưng được biến tấu bởi văn hóa qua hàng nghìn năm. Phiên bản Singapore thường được ăn “khô”, trộn lẫn với một loại nước sốt riêng biệt, tô điểm thêm những lát thịt xá xíu và một vài viên sủi cảo nhồi thịt heo cùng với một chén súp nhỏ riêng biệt. Người bán sẽ luôn hỏi bạn là có muốn ăn cay hay không cay. Gia vị đặc trưng thường thấy là ớt được trộn chung với mì và với bọn trẻ thì sẽ được thay bằng tương cà chua ngọt. Sủi cảo có thể được chiên giòn hay được nấu trực tiếp với nước hầm xương.
Một biến tấu khác của Malaysia với nước sốt sậm màu hơn và mì được trộn đậm đà hơn.
Các quán mì sủi cảo nổi tiếng:
3. Fried carrot cake (bột chiên):
Đây không phải món tráng miệng bánh cà rốt của người Mỹ. Bánh cà rốt chiên Singapore được làm từ trứng, củ cải mặn (xá bấu) và bột bánh củ cải. Tên gọi xuất phát từ hình dạng giống “củ cải trắng” của món ăn.
Bột chiên là một đặc sản Triều Châu nổi tiếng, có mặt ở cả Singapore và Thái Lan. Một phiên bản màu đen khác với mật mía được pha thêm vào hay phiên bản giòn rụm được chiên với dầu ăn ở mặt ngoài cùng trứng gà đánh tạo màu sắc hấp dẫn hơn cho thân bánh. Người ăn thường phải sử dụng đũa để gắp từng miếng bột củ cải được cắt thành các khối chữ nhật vừa ăn.
Các cửa hàng bột chiên nổi tiếng:
4. Dim Sum (điểm sâm):
Thêm một đặc trưng ẩm thực Singapore được lấy cảm hứng từ Hong Kong/Thượng Hải, đó là dim sum. Đây không phải là tên gọi của một món ăn mà là tổng hợp các món ăn nhẹ được phục vụ cùng một lúc – một phong cách ăn uống điển hình của Trung Quốc. Những món dim sum phổ biến là bánh bao hấp, há cảo hấp, xíu mại, bánh cuốn hấp…
Những cửa hàng dim sum nổi tiếng:
5. Bánh mì nướng Kaya và trứng luộc lòng đào:
Đây là món ăn điểm tâm truyền thống duy nhất của Singapore. Phiên bản cổ điển, nguyên sơ của bánh mì truyền thống là loại bánh mì sandwhich trắng, được nướng kĩ, lăn qua hỗn hợp dừa hoặc trứng kaya, phết một lớp mỏng bơ SCS kẹp giữa hai lát bánh mì còn nóng ấm. Một loại khác thì được biến tấu từ các lát bánh mì nâu, bánh mì tròn hay “Jiam Tao Loh Tee” – một loại bánh mì dài (baguette) của Pháp.
Trứng gà thường được thả vào một nồi nước nóng và lấy dĩa đậy lại. Sau đó đầu bếp sẽ canh và lấy trứng ra theo một khoảng thời gian cố định (thường từ 7 – 10 phút tùy thuộc vào độ chín của trứng). Hãy cẩn trọng lột vỏ quả trứng bằng ngón tay và ăn kèm với tiêu, nước tương.
Các cửa hàng Kaya toast nổi tiếng:
6. Cua (sốt tiêu hoặc sốt ớt)
Có hai phương thức chế biến cua nổi tiếng nhất ở Singapore: sốt ớt và sốt tiêu đen. Cua ớt thường được ăn chung với một loại bánh mì tròn (buns), được nhúng ngập trong phần nước sốt ớt sặc sỡ. Một phần cua đúng chuẩn sẽ được nấu theo trình tự sau: cua được luộc sơ với nước sôi và sau đó đem chiên để phần thịt không dính vào phần vỏ cua. Hiện nay, có rất nhiều món cua khác cũng được ưa chuộng không kém như cua sốt trứng muối hoặc cua tẩm mật ong.
Các cửa hàng cua nổi tiếng:
7. Laksa
Laksa là một món ăn kết hợp giữ các yếu tố Trung Quốc và Mã Lai để tạo thành nét văn hóa Peranakan. Có hai loại laksa chính: cà ri laksa (laksa – curry) và assam laksa. Cà ri laksa xuất hiện phổ biến ở Singapore trong khi assam laksa lại được ưa chuộng ở Malaysia (đặc biệt là ở Penang). Sự đa dạng này được tạo ra bởi những nguyên liệu khác nhau của món ăn: các loại cá, nước dùng và mì.
Cà ri laksa truyền thống Singapore sử dụng miến, nước cốt dừa, tàu hũ chiên, những lát cá mỏng, tôm và sò huyết. Để cắt giảm chi phí hoặc do các sở thích nấu nướng khác nhau nên một số nhà hàng sẽ không dùng tôm và sò huyết. Một phiên bản Singapore nổi tiếng khác là Katong Laksa. Món ăn này nấu bằng bún được cắt thành các sợi nhỏ và thực khách phải ăn bằng muỗng. Có rất nhiều ý kiến trái chiều về cách chế biến món này và thật khó để kết luận đâu là Katong laksa nguyên bản.
Các quán ăn laksa nổi tiếng:
8. Cà ri đầu cá
Đây là đặc sản Trung Quốc, Ấn Độ hay Malaysia? Thật sự rất khó xác định nguồn gốc của món ăn nhưng có lẽ nó đến từ Nam Ấn và chịu ảnh hưởng bởi những sắc tộc khác nhau ở Singapore. Tuy nhiên có một điều duy nhất để miêu tả về nó: rất ngon! Nguyên một đầu cá hoặc một nửa đầu cá hồng sẽ được hầm với cà ri và một số nguyên liệu đặc trưng như đậu bắp và cà tím. Phiên bản cà ri Ấn Độ sẽ nồng nàn mùi vị hơn trong khi Trung Quốc lại nhẹ nhàng, ngọt ngào hơn. Những loại khác bao gồm cà ri cá theo kiểu Assam, với phần nước dùng được nấu từ me chua.
Các cửa hàng cà ri cá nổi tiếng:
9. Bak Chor Mee:
Được biết đến với tên gọi “Bak Chor Mee”, đây là một món mì được trộn với thịt heo xắt lát, gan, thịt viên/cá viên, cá thái lát và hỗn hợp sốt giấm đặc biệt.
Thông thường, mì sẽ được nấu “khô” với các loại sốt đậm đà hương vị mà bạn có thể lựa chọn giữa ớt và tương cà, kể cả loại mì mà bạn muốn thưởng thức. Có hai loại mì chính hay được sử dụng: Mee Pok (mì sợi lớn) và Mee Kia (mì sợi nhỏ). Tùy từng nhà hàng mà họ có thể bỏ thêm mật, mee sua hay mee tai mak. Bí quyết ở đây là cách chế biến các loại nước súp và các sợi mì làm bằng thủ công một cách tỉ mẩn.
Các cửa hàng Bak Chor Mee nổi tiếng:
10. Trứng chiên hàu (Orh Lua):
Đây là một món ăn phổ biến được săn lùng ở Singapore, cũng như ở các chợ đêm tại Đài Loan bởi các tín đồ ầm thực địa phương và quốc tế. Những quán ăn bán bột chiên thường sẽ bán cả trứng chiên hàu vì cùng cách thức chế biến cũng như cùng nguyên liệu chính – trứng. Bột khoai tây cũng được trộn chung để tạo ra món trứng chiên màu sắc hơn và đậm đà hương vị hơn. Có một số phiên bản không có bột khoai tây thì giá sẽ cao hơn do phải sử dụng nhiều trứng hơn. Một loại giấm ớt đặc biệt của Singapore cũng được thêm vào để kích thích vị giác của người ăn.
Các quán trứng chiên hàu nổi tiếng:
11. Hokkien Prawn Mee (Mì tôm Phúc Kiến):
Món mì Phúc Kiến được chế biến từ sự kết hợp mì trứng chiên và mì gạo chiên với hỗn hợp các loại thịt: thịt heo cắt miếng dày, tôm, chả cá và mực. Một số nơi còn cho thêm thịt ba chỉ để tăng thêm sự hấp dẫn. Món ăn này là sản phẩm của những công nhân nhà máy sản xuất mì Phúc Kiến thời hậu chiến, những người sẽ tập trung dọc theo đường Rochor và chiên bất kỳ loại mì thừa nào họ có. Một phiên bản khác dễ gây nhầm lẫn cho thực khách vì có cùng tên gọi, đó là mì tương đen Phúc Kiến. Cũng như tên gọi, món ăn này được phủ bởi một lớp sốt tương đen với một loại mì trứng duy nhất.
Các cửa hàng mì tôm Phúc Kiến nổi tiếng:
12. Satay
Satay chỉ đơn giản xiên thịt gà tẩm nghệ, gia vị được xiên que và nướng trên lửa. Món ăn này có nguồn gốc từ Indonesia, trở nên phổ biến tại Singapore. Các chủ nhà hàng thường là dân tứ xứ nhưng đa số là người Trung Quốc, Mã Lai hay Ấn Độ. Loại thịt thường được sử dụng là gà, bò, cừu hoặc heo (người Trung Quốc ưa chuộng hơn cả). Một loại bánh gạo (ketupad), hành tây, dưa leo được ăn kèm với satay. Đặc biệt nhất là phần nước chấm đậu phộng cay dùng để chấm ngập miếng thịt nướng, tăng thêm hương vị khó quên cho món ăn này.
Các cửa hàng satay nổi tiếng:
13. BBQ Sambal Sting Ray:
Còn được gọi là Ikan Bakar (cá nướng), Stingray không được nhiều người biết đến. Tuy nhiên món ăn này lại ngày càng tăng giá từ khi người Singapore và Malaysia phát hiện ra vị tuyệt hảo của sốt sambal rưới lên phần cá nướng. Cách làm truyền thống là cá được quấn trong lá chuối và đem nướng bằng than. Sốt sambal được làm từ belacan (một loại mắm tôm), gia vị, hành tím và hạt điều Ấn Độ, được chan đều lên trên phần cá nướng. Chanh vàng cũng được vắt trước khi ăn để tăng thêm khẩu vị.
Các quán ăn nổi tiếng:
14. Tàu hũ:
Tàu hũ là một món tráng miệng Trung Quốc được làm từ tàu hũ với nước đường. Loại truyền thống rất mềm, hơi xốp và được chan đầy siro đường để ăn chung. Tàu hũ có thể được ăn nóng hoặc lạnh, đôi khi còn được ăn với Tang Yuan (một loại bánh ỉ), sương sáo hay sữa đậu nành để tăng thêm phần hấp dẫn.
Hiện nay, một phiên bản phổ biến hơn là gelatine, một dạng tàu hũ gần giống với thạch được rất nhiều người dân Singapore ưa thích. Phiên bản này mượt mà hơn và có thể kết hợp hoàn hảo với nhiều loại mùi vị khác như xoài, dưa hấu hay mè. Kết cấu món ăn tùy thuộc vào cách chế biến các loại truyền thống và đôi khi còn bị ảnh hưởng bởi các chất ổn định hóa học được thêm vào. Ngoài ra, ăn nóng hoặc lạnh cũng có thể ảnh hưởng tới hình dạng của tàu hũ.
Các quán tàu hũ nổi tiếng:
15. Đá bào (Ice Kacang):
Một máy nghiền được sử dụng để tạo ra những núi đá bào mát lạnh và phía trên đỉnh được trang trí bởi một số nguyên liệu hấp dẫn như đậu đỏ, hạt thốt nốt, thạch, bánh lọt, sương sáo hoặc bất kì loại nào mà bạn yêu thích.
Các quán đá bào nổi tiếng:
16. Bánh bèo Chwee Kway:
Đây là món điểm tâm khác thường thấy ở Singapore và Johor khi đa số các quán ăn đều phục vụ vào buổi sáng và đóng cửa vào buổi trưa. Bột gạo sẽ được hòa tan vào nước để tạo thành bánh gạo, rưới thêm ít nước sốt và đem hấp trong một xửng nhỏ có khuôn hình bánh chwee kway điển hình. Phần nhân bên trên là củ cải muối (xá bấu) và ớt. Chwee kway đang dần bị biến mất vì giới trẻ hiện nay có quá nhiều sự lựa chọn và nhanh chóng lãng quên món ăn này. Vì thế hãy tranh thủ thưởng thức trước khi nó biến mất mãi mãi.
Các cửa hàng chwee kway ngon:
17. Sầu riêng:
Nổi tiếng với danh hiệu “vua trái cây” ở khu vực Đông Nam Á và là thậm chí loại trái cây này còn được xem là biểu tượng quốc gia Singapore khi là biểu tượng kiến trúc của nhà hát Esplanade. Có rất nhiều người nước ngoài phải “bỏ chạy” vì mùi hương nồng nàn của nó nhưng đối với người địa phương, hương vị của sầu riêng đã được chế biến thành những món tráng miệng, bánh kẹo, tart hay cả pha chế nước uống.
Ngày nay, có một số giống sầu riêng đắt đỏ và trở nên phổ biến như D24 hay Mao Shan Wang, có mùi vị thậm chí còn kích thích thính giác mạnh mẽ hơn. Khẩu vị tùy cảm nhận của thức khách khi có người cảm thấy hơi đắng hoặc có người lại thấy ngọt nhẹ. Cho dù bạn thích hay ghét nó thì bạn vẫn sẽ dễ dàng ngửi được mùi hương của sầu riêng từ rất xa. Vì vậy loại trái cây này bị cấm đem đến các nơi không gian công cộng như tàu lửa hoặc xe bus.
Các chỗ bán sầu riêng ngon:
18. Biryani:
Biryani là một món cơm chiên có ảnh hưởng từ Hồi giáo Ấn Độ với hạt gạo dài đặc trưng của loại gạo Basmati. Các loại thịt nấu chung có thể là gà, bò hay cá Biryani. Gia vị được thêm vào đều có vị nồng như quế, đinh hương, nhục đậu khấu và lá nguyệt quế. Các hạt gạo được nấu ra đều rất khô và có thể ăn kèm với cà ri hoặc chutney.
Các quán ăn Biryani nổi tiếng:
19. Nasi Lemak (cơm dừa):
Nasi Lemak là một món ăn rất linh động, có thể chỉ dùng để ăn sáng hoặc ăn trưa, ăn tối đều được. Được gói trong lá chuối, Nasi Lemak thật chất là món cơm dừa có nguồn gốc từ Malaysia. Gạo được nấu với nước dừa để tạo vị béo. Món Nasi Lemak điển hình sẽ ăn kèm với Ikan Bilis (một loại cá cơm), đậu phộng, trứng và sambal. Tất cả tùy thuộc vào chất lượng sốt sambal để có được một phần Nasi Lemak hoàn hảo.
Nasi Lemak rất phổ biến ở Singapore. Tùy thuộc vào từng địa phương mà người dân sẽ có những biến tấu riêng dành cho món ăn này. Sự đa dạng đến từ nguyên liệu như đùi gà chiên, thịt đóng hộp và cá viên chiên.
Những quá Nasi Lemak nổi tiếng:
20. Mì Xiêm (Mee Siam):
Phổ biến trong cộng đồng người Hồi cũng như là người Trung Quốc, mì Xiêm đã được đưa vào nền văn hóa ẩm thực Peranakan. Mì Xiêm thực chất là những sợi bún gạo được ngâm trong hỗn hợp sốt ngọt, cay và có vị chua nhẹ (assam), tôm chiên và Tau Cheo (bột đậu nành lên men). Ngoài ra, món ăn thường đi kèm với trứng luộc, giá, tau pok (tàu hũ chiên) và rắc thêm một ít hẹ.
Các quán mì Xiêm nổi tiếng:
21. Mì Rebus (Mì sốt đậu phộng):
Trong quá khứ, những người bán hàng rong di động trên đường đã mang mì rebus khắp các con phố bằng quang gánh đơn sơ: một bên thúng đựng nguyên liệu, một bên thúng để nước sốt nóng hổi. Mì rebus dùng mì trứng giống như mì tôm Phúc Kiến với nước sốt cà ri nâu. Nếu so với mì Xiêm, mì rebus có phần nước sốt đậm đặc hơn, sánh hơn và thiếu vị chua. Độ sánh có được là nhờ phần bột khoai tây, bột cà ri, đậu phộng, tôm chiên và đậu nành muối.
Các cửa hàng mì rebus ngon:
22. Roti Prata:
Thêm một món ăn nữa gia nhập Singapore từ các vùng đất khác và trở nên phổ biến, đó là Roti Prata. Roti Prata có xuất xứ gốc từ Ấn Độ, được đặt tên Mã Lai và người Trung Quốc thưởng thức nhiều nhất! Đó cũng là lý do tại sao Singapore có thể hài hòa đa sắc tộc trong cùng một đất nước.
Được làm từ bánh kếp chiên, Roti Prata nổi tiếng với nhiều loại nguyên liệu phong phú như phô mai, trứng, nấm, hành tây, thậm chí cả socola kẹp giữa nhân bánh. Bột bánh được nhào trộn kĩ trước khi được tráng trên chảo nóng và gấp lại. Một số các quán ăn cũng trình diễn sự điêu luyện của mình khi biến bột nhão thành một loại bánh giòn tan trên chảo kim loại. Vì thế món bánh này còn có tên gọi là “giấy” hoặc “khăn giấy” prata. Prata được ăn kèm với cà ri cá hoặc cà ri gà và một số người còn thích rắc thêm chút đường để mùi vị ngọt ngào hơn.
Một số cửa hàng Roti Prata nổi tiếng:
23. Đầu cá bee hoon:
Món ăn này xuất hiện vào những năm đầu của thập niên 20 và sau đó được thay thế dần bởi thịt cá xắt lát để tạo sự phong phú và tiện lợi. Trong quá khứ, khi thực phẩm còn khan hiếm, người dân địa phương thường tậ dụng tất cả các bộ phận của cá để nấu ăn, trong đó bao gồm cả đầu cá. Đầu cá được chiên kĩ để làm giảm vị hăng của cá. Để có nguồn nguyên liệu tươi mới hơn và dễ chế biến, ngày nay người nấu đã lựa chọn những lát cá mỏng được nấu chín.
Nước súp cá bee hoon được hầm từ xương cá hoặc xương heo trong vài giờ và một số nơi còn cho thêm sữa đặc để tăng hương vị béo ngậy. Một vài phiên bản có cả rượu cognac XO hoặc brandy.
Các quán ăn đầu cá bee hoon nổi tiếng:
24. Rojak
Rojak từ Singapore, Trung Quốc, Malaysia là một món trộn giữa quẩy chiên, giá, tàu hũ chiên, củ cải, thơm, dưa leo và đậu phộng rim. Tất cả được trộn chung với nhau và rưới nước sốt tôm lên men. Có thể bỏ thêm ớt để kích thích vị giác. Không có gì khác biệt nhiều giữa phiên bản Trung Quốc hay Malaysia của món rojak.
Tuy nhiên, rojak của Ấn Độ lại mang nhiều nét đặc trưng riêng biệt. Rojak Ấn Độ cho phép người ăn thêm vô bất kì nguyên liệu nào và thường không sử dụng quẩy chiên. Nước sốt đỏ được làm từ khoai tây và gia vị ở Ấn. Một ít sốt đậu phộng cũng được thêm vào để tăng thêm mùi vị.
Các quán ăn rojak nổi tiếng:
25. Cơm gà:
Được biết với tên gọi cơm gà Hải Nam, đây cũng là một trong những món ăn nổi tiếng nhất của Singapore. Thực khách có thể dễ dàng tìm thấy món ăn này ở khắp mọi nơi. Toàn bộ con gà sẽ được luộc với nước dùng xương heo, xương gà để làm tăng thêm độ ngọt khi nấu. Một vài cửa hàng còn nhưng cả con gà vào nước đá sau khi luộc để da gà trở nên giòn, săn hơn. Một phiên bản khác là gà kho hay còn gọi là “gà đen” để phân biệt với “gà trắng”. Phần thịt được phục vụ sẽ được lóc xương kĩ càng trước khi đến tay người ăn.
Gạo dùng để chế biến cơm gà sẽ được nấu cùng với thịt gà, gừng, tỏi và đôi khi còn có thêm lá dứa để tăng hương vị. Cơm sẽ được dùng chung với tương ớt pha tỏi, ớt đỏ, rưới một ít hắc xì dầu và cuối cùng là một muỗng gừng băm nhuyễn.
Các nhà hàng cơm gà nổi tiếng:
26. Cơm vịt:
Một vài nhà hàng cơm gà có bán cả cơm vịt nhưng chỉ có những nhà hàng chuyên món cơm vịt mới thật sự để lại ấn tượng sâu sắc cho thực khách. Cơm vịt nói chung có ảnh hưởng từ món thịt nướng Hong Kong, sử dụng gạo trắng nguyên hạt với vịt nướng màu đỏ, được thấm đẫm với nước sốt đặc biệt. Một phiên bản Triều Châu khác được nấu bằng gạo yam và thịt vịt om cùng xá bấu, trứng và đậu phộng. Người Triều Châu ưa thích nước sốt kho tàu. Cả hai cách chế biến đều rất ngon và có những hương vị đặc trưng riêng, không hề bị lẫn lộn.
Các nhà hàng cơm vịt có tiếng:
27. Hủ tíu xào (Char Kway Teow):
Hủ tíu xào là món ăn đặc trưng của Singapore với cọng hủ tíu được làm từ gạo hạt dài và nước sốt tương đen ngọt ngào. Được chiên xào với trứng, thịt heo, lạp xưởng và cá viên chiên, hủ tíu xào là một món ăn nhiều dầu mỡ, thích hợp dành cho những người lao động cần nạp thêm nguồn năng lượng từ chất béo. Sò huyết cũng có thể được thêm vô nếu bạn ăn ở các vịnh cảng của Singapore. Hủ tíu xào Penang lại sử dụng hẹ và tôm, không có vị ngọt đặc trưng của phiên bản hủ tíu xào Singapore.
Các quán hủ tíu xào nổi tiếng:
28. Bánh gối (curry puff):
Bánh gối là một món bánh truyền thống của Singapore, món ăn vặt phổ biến tại địa phương. Phần nhân được làm từ nước sốt cà ri, gà, khoai tây và trứng. Một vài chỗ còn nhồi cả tôm, cá hộp và cả sầu riêng.
Các cửa hàng bánh gối nổi tiếng:
29. Lẩu đầu cá:
Là một đảo quốc nhỏ bé, ngư dân Singapore luôn dự trữ số lượng cá dồi dào sau khi phiên chợ kết thúc. Lẩu đầu cá Triều Châu lại được chế biến khác tùy thuộc vào điều kiện địa lý. Nước dùng là hỗn hợp bao gồm khoai môn chiên, mận chua, xương cá chiên giòn và một vài loại rau xanh để làm tăng hương vị món ăn. Cá sống được xắt lát và cho vào sau cùng. Cá mú, cá hồng hay cá chiên là những lựa chọn thông thường cho món lẩu đầu cá.
Nồi lẩu được nấu bằng than nóng để giữ nhiệt và hương vị không bị mất quá nhanh như nấu bằng bếp điện hay bếp lửa thông thường. Dù đã được cảnh báo trước nhưng vì món ăn quá xuất sắc nên có rất nhiều thực khách sẵn sàng xếp hàng dài cả tiếng đồng hồ chỉ để thưởng thức món đặc sản này.
Các nhà hàng lẩu đầu cá xuất sắc:
30. Popiah:
Món cuối cùng xuất hiện trong danh sách các món phải ăn khi đến Singapore là Popiah. Popiah có hình dạng giống bánh crepe, có vỏ mỏng và được cuốn lại với phần nhân đa dạng bên trọng. Một loại sốt tương đen hoisin được rưới lên phần vỏ. Nguyên liệu cơ bản là tôm thẻ, trứng luộc, lạp xưởng, bắp cải, giá và đôi khi có cả cà rốt nấu chín và củ cải.
Các quán Popiah nổi tiếng:
Copyright © 1999-2018 CÔNG TY TNHH DU LỊCH LỬA VIỆT.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0301659981 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TPHCM cấp ngày 14/01/1999.
Đăng ký thay đổi lần thứ: 14, ngày 13 tháng 12 năm 2018.
Số giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế: 79 -228 /20 16TCDL - GP LHQT cấp ngày 28/07/2016.
Du Lịch Thái Lan | Du Lịch Hàn Quốc | Du Lịch Đài Loan | Du Lịch Singapore | Du Lịch Nhật Bản | Du Lịch Hong Kong | Du Lịch Trung Quốc | Sitemap | Hợp đồng Tour Ghép Khách Lẻ Travel , Culture, Transport, Human activities, Services (economics), Service industries, Artificial objects, Technology, Tourism, Leisure, Economic sectors, Industry, Tourist activities, Human activities with impact on the environment, Simple living, Leisure activities, Vehicle insurance, Wikiversity, Vehicles, Industries, Train, Grand Tour, Logistics, Seat belt, City