Gọi như vậy vì hình như càng ngày thiên hạ càng ít cười. Chỉ số ít, cười suốt ngày ở trong các trại tâm thần. Con người là động vật cao cấp nhất biết sử dụng tiếng cười làm phương tiện để thực hiện mục đích cụ thể của mình. Cười là loại ngôn ngữ đa tầng đa nghĩa, muôn hình vạn trạng. Chưa ai thống kê được có tất cả bao nhiêu loại cười. Cười không chỉ bằng miệng mà bằng mắt, bằng môi (mép) và cả cơ thể. Tiếng cười thể hiện nội tâm, tính cách, trạng thái và bản lĩnh của chủ nhân.
Ngành y tế khẳng định “Cười tăng hệ miễn dịch, giảm stress, giảm đau, kích thích nội tạng, là cách tập thể dục tinh thần rất hiệu quả…”. Nhà văn thì ví von “Cười là hoa của cuộc sống”. Đời mà thiếu hoa thì không còn là đời. Dạo gần đây, tôi thường nghe cánh hướng dẫn viên trong công ty cứ nghêu ngao hát “Tiếc gì một nụ cười, tặng nhau mỗi lần gặp. Tiếc gì một nụ cười, tặng nhau lúc sum vầy. Không ai giàu đến nỗi không cần một nụ cười duyên. Không ai nghèo đến nỗi không thể có một nụ cười. Cười lên đi anh ơi, đời có mất gì đâu. Cười lên đi em ơi, đời sẽ đẹp tuyệt với. Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ. Hai nụ cười phá bỏ ghen tuông. Ba nụ cười sưởi ấm yêu thương. Bốn nụ cười xóa tan thù hận…” (bài hát “Tiếc gì một nụ cười”, chưa rõ tác giả).
Khi mỉm cười ai cũng đẹp, trẻ và dễ thương hẳn ra. Chưa tin, cứ đứng trước gương, thử mỉm cười và nhìn lại mình. Rồi đối chiếu với khuôn mặt nhăn nhó, hình sự; vừa xấu xí vừa đáng ghét. Nếu được xem lại khuôn mặt mình lúc giận dữ, đảm bảo ít ai dám cáu gắt. Tiếng cười lợi hại như vậy, cho nên “Thượng đế cũng phải cười”, cũng thích cười, huống nữa là con người trong cõi nhân gian. Tục ngữ còn đúc kết “Buồn thì hại thận, giận thì hại gan; cười nói lạc quan thì sống lâu, mạnh khỏe”. Tuy nhiên cười phải đúng lúc, đúng chỗ. Ngược lại thì không chỉ ép phê ngược mà còn phá hỏng mọi chuyện.
Sau thế chiến thứ 2, nước Nhật bại trận, bị tàn phá tan hoang. Từ trong đổ nát, người Nhật đã chọn nụ cười làm vũ khí và phương tiện vượt qua khó khăn cho các ngành dịch vụ. Tinh thần đó hiện nay vẫn tiếp tục. Du khách đến Nhật, thấy người dân cũng bình thường, sẵn sàng giúp đỡ du khách. Nhưng khi sử dụng dịch vụ thì quá bất ngờ. Xuống xe buýt, tài xế luôn gập đầu cám ơn từng khách, kèm nụ cười thân thiện. Rời khách sạn, các lãnh đạo luôn ra cổng gập người cám ơn, vẫy tay, chào cười cho tới khi khách ra khỏi tầm mắt. Vào các điểm tham quan, luôn được chào đón nồng hậu và không thể thiếu những nụ cười rực rỡ như hoa anh đào.
Người Việt xưa được tiếng là dễ mến, hiếu khách và hay cười; chứ không lầm lì kiểu “Phớt tỉnh Ăng Lê”. Có nhà văn còn khẳng định “Người Việt Nam gì cũng cười”. Nhiều lần đi đường, được cười mời, tôi lập tức cười trả. Thấy vậy, mấy bạn nước ngoài liền hỏi “Bạn thân hả?”. Không. “Hay là người quen?”. Cũng không? “Vậy tại sao cười với nhau?”. Người ta cười chào mình nên mình cười lại. Có lẽ họ đang vui? “Khó hiểu, khó hiểu”. Khó hiểu thật, đến người Việt còn không hiểu nữa là nước ngoài. Nhưng đó là chuyện ngày xưa, cách đây mấy chục năm. Không biết tự bao giờ, người Việt ngày càng ít cười.
Có người bảo do kinh tế khó khăn, xã hội nhiễu nhương nên cái gì cũng phải tiết giảm, kể cả nụ cười. Không đúng, khó khăn sao bằng thời xưa?. Đặc biệt một số ngành dịch vụ như công an, hải quan, biên phòng… gần như không biết cười. Cứ như với họ, dây thần kinh cười đã bị liệt nên không thể nhếch mép. Đã gọi là dịch vụ mà không biết cười thì hỏng toàn tập. Chỉ có mấy cửa hàng mai táng và phục vụ đám tang mới hạn chế cười. Cười, không tốn tiền, lại mang đến rất nhiều hiệu quả, cả người nhận lẫn người cho. Há gì phải bủn xỉn sử dụng? Cả người cho và người nhận dịch vụ, từ những việc nhỏ nhất, từ doanh nhân cho đến người lao động bình thường, đều nên cười, kèm lời cám ơn thì cuộc sống tươi đẹp hơn mấy lần.
Copyright © 1999-2018 CÔNG TY TNHH DU LỊCH LỬA VIỆT.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0301659981 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TPHCM cấp ngày 14/01/1999.
Đăng ký thay đổi lần thứ: 14, ngày 13 tháng 12 năm 2018.
Số giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế: 79 -228 /20 16TCDL - GP LHQT cấp ngày 28/07/2016.
Du Lịch Thái Lan | Du Lịch Hàn Quốc | Du Lịch Đài Loan | Du Lịch Singapore | Du Lịch Nhật Bản | Du Lịch Hong Kong | Du Lịch Trung Quốc | Sitemap | Hợp đồng Tour Ghép Khách Lẻ Travel , Culture, Transport, Human activities, Services (economics), Service industries, Artificial objects, Technology, Tourism, Leisure, Economic sectors, Industry, Tourist activities, Human activities with impact on the environment, Simple living, Leisure activities, Vehicle insurance, Wikiversity, Vehicles, Industries, Train, Grand Tour, Logistics, Seat belt, City