Hoạt động công ty
13-09-2018

Dịch vụ lưu trú nhà vườn – Community Based Tourism

Nhóm CBT (Community Based Tourism) vừa hoàn tất căn bản việc khảo sát  “Dịch vụ lưu trú nhà vườn” ở các tỉnh miền Tây. Từ các homestay kiểu “Ta ở sao, khách ở vậy” cho đến những homestay cải tiến, đủ phong cách và cả resort vườn. Nhưng ấn tượng nhất là Island Lodge (IL) ở cồn Thới Sơn, Tiển Giang.

Phòng ngủ sách sẻ và thoáng mát

Community Based Tourism

Cơ sở khá nhỏ, chỉ 12 phòng trên diện tích 0,5 ha. Từ nhân viên lễ tân, quản lý cho tới chủ nhân đều hết sức niềm nở chân tình. Họ chăm chút từng chi tiết nhỏ trong mỗi dịch vụ theo phong cách phương Đông và chất lượng của phương Tây. Tôi không cố ý PR cho họ nhưng phải nói vậy để nêu bật sự độc đáo mà tôi sắp kể.

Khác với hàng triệu cơ sở lưu trú khắp thế giới.IL có cách đặt tên phòng rất lạ.Ngay quầy lễ tân, tôi đã chú ý tới tủ chìa khóa phòng với những mặt nạ xinh xắn, ngộ nghĩnh. Lâu nay, đa phần phòng lưu trú đều đặt tên theo số thứ tự.Số ít hơn, phòng lưu trú được đặt theo tên các loài động thực vật đến những địa danh, danh thắng, sự kiện. IL khác biệt với cách đặt tên phòng là các nhân vật lịch sử.Trước mỗi phòng đều có tấm mặt nạ tương xứng, kèm tên từng nhân vật.Bên cạnh là tấm bảng đồng nhỏ, tóm tắt về nhân vật mà phòng được mang tên.

Communtity-Based-Tourism-relax
 

Lửa Việt Tours- Community Based Tourism

Hỏi ông Michel Scour, chủ nhân IL, ông chỉ cười bảo “Ban đầu, tôi chỉ muốn tạo nên sự khác biệt. Cách đây vài năm, ghé mấy cửa hàng lưu niệm ở Sài Gòn, tôi thấy những mặt nạ bằng gỗ, làm thủ công rất dễ thương, từ màu sắc đến đường nét. Phía sau mỗi mặt nạ đều có tên từng nhân vật.IL lúc đó chuẩn bị khai trương.Tôi liền nảy ra ý tưởng là dùng những mặt nạ này làm ký tự và đặt tên phòng.Tôi vào google và nhờ các công sự Việt Nam tóm tắt về những nhân vật này,rồi làm bảng đồng nhỏ, gắn trước cửa phòng thay lời giới thiệu”.Một số dịch vụ ở IL cũng dùng biểu tượng thay cho chữ viết.

Ông khiêm tốn bảo rằng chỉ muốn tạo sự khác biệt nhưng qua trò chuyện và quan sát, tôi biết vợ chồng ông rất yêu Việt Nam. Ông muốn chuyển tải những thông điệp văn hóa và lịch sử Việt Nam đến du khách theo cách riêng của mình và không làm khách khó chịu. Mỗi lần đến ở một phòng, khách sẽ hiểu thêm về văn hóa lịch sử Việt Nam. Những Hai Bà Trưng,  Trần Hưng Đạo, Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, Quang Trung…sẽ đi vào bộ nhớ của du khách, nhất là trẻ em. Sẽ khiến khách tò mò, tìm hiểu. Ý tưởng này rất cần được cải tiến và sáng tạo thêm.

Ông nói “Không ngờ việc làm nhỏ, lại có hiệu quả tốt như vậy.Nhiều khách rất thích thú”.Các cơ sở lưu trú ở Việt Nam đều có thể vận dụng.Mỗi tầng một thời kỳ hoặc vài ba triều đại.Có thể đặt tên phòng kiểu Quang Trung 306, Lê Lợi 207, Trưng Trắc 108… chẳng hạn.Dĩ nhiên không nên nhân bản kiểu “sinh sản vô tính”, bởi sự khác biệt luôn là yếu tố quyết định thành công của các doanh nghiệp.Bên cạnh việc nâng cấp các dịch vụ, đặc biệt là thái độ phục vụ và có những thay đổi cần thiết trong bài trí, thì cách đặt tên phòng của IL rất đáng suy gẫm.

Cám ơn ông Tây Michel Scour đã dạy cho chúng tôi làm văn hóa gắn với lịch sử trong du lịch một cách nhẹ nhàng và tinh tế.

*Nguyễn Văn Mỹ (Lửa Việt Tours).