Những điều cần biết
03-11-2022

Top 5 cửa hàng Starbucks đẹp nhất ở châu Á

Không chỉ là nơi trưng bày những ly Frappuccino đặc trưng của Starbucks, một số cửa hàng Starbucks trên khắp thế giới còn làm kinh ngạc những người đam mê nghệ thuật cũng như những người yêu thích cà phê. Với những cửa hàng tuyệt đẹp được kiến tạo bởi các kiến trúc sư nổi tiếng như Kengo Kuma (ông đã thiết kế khu phức hợp khổng lồ rộng 32.000 mét vuông của Starbucks Reserve Roastery Tokyo), những cửa hàng này đã trở thành nơi để đắm mình trong văn hóa quán cà phê và cũng là nơi chiêm ngưỡng tính độc đáo gắn với văn hóa địa phương của nó.

1. Starbucks Daegu Jongno Goteak

Starbucks Daegu, Hàn Quốc

Starbucks Daegu, Hàn Quốc

Mới ra mắt tại Daegu, Hàn Quốc, Starbucks Daegu Jongno Goteak hứa hẹn sẽ trở thành một trong những quán cà phê ấn tượng trong chuỗi cửa hàng của Starbucks tại quốc gia này. Khai trương vào ngày 20 tháng 10, cửa hàng Starbucks Daegu Jongno Goteak nổi bật với cấu trúc kiểu truyền thống nhằm tôn vinh những ngôi nhà kiểu hanok và di sản văn hóa phong phú của thành phố Daegu.

Đầu hồi nhà lát gạch giwa kết hợp với việc sử dụng chất liệu gỗ là chủ yếu đã làm tăng thêm bầu không khí quyến rũ bên trong quán. Nơi đây càng thêm đậm chất “Hàn Quốc hiện đại” với những bức tranh tường, nội thất hiện đại và nhịp điệu nhẹ nhàng được phát ra từ loa Bang & Olufsen. Starbucks Daegu Jongno Goteak như một khúc hòa nhạc giữa Hàn Quốc cổ kính và Hàn Quốc hiện đại.

Cửa hàng này cũng đánh dấu sự bắt đầu của sự hợp tác liên tục của chuỗi cà phê Mỹ với thương hiệu âm thanh Đan Mạch. Đôi sẽ sớm đồng tổ chức một loạt các hội thảo và sự kiện theo chủ đề âm nhạc tại cửa hàng nói trên.

>>> Xem thêm: Tour du lịch Hàn Quốc giá rẻ

2. Starbucks Reserve Roastery Tokyo

Tokyo, Nhật Bản

Nằm trong khu phố Nakameguro của Tokyo, quán cà phê là một địa điểm thường xuyên được những người sành cà phê cũng như những người yêu thích thiết kế ghé thăm. Đây là tác phẩm nghệ thuật của Kengo Kuma Associates (KKA), cấu trúc đáng chú ý này có diện tích gần 3.000 mét vuông và là cửa hàng Roastery lớn nhất tại châu Á và lớn thứ hai thế giới (cửa hàng Roastery Chicago ở Magnificent Mile hiện là lớn nhất, có diện tích 3.200 mét vuông). Kể từ khi Starbucks Reserve Roastery đầu tiên khai trương tại khu phố Capitol Hill của Seattle vào năm 2013, chuỗi cà phê quốc tế đã không ngừng mở rộng phạm vi tiếp cận của các cửa hàng đặc sản và cơ sở rang xay trên khắp thế giới — các địa điểm khác bao gồm Milan, Thượng Hải và New York — đây không chỉ phục vụ đồ uống đặc trưng của Starbucks mà còn có các loại cà phê rang xay theo mẻ nhỏ và tổ chức các buổi tìm hiểu sâu về cà phê.

Tại Starbucks Reserve Roastery Tokyo, bạn có thể tìm thấy những giá trị văn hóa bản địa Nhật Bản: mái nhà lấy cảm hứng từ origami, các họa tiết đồng hoa anh đào đổ xuống trần nhà,… Không những thế, Starbucks Reserve Roastery Tokyo còn sở hữu góc nhìn siêu đẹp đến những  hàng cây sakura ven sông khiến nơi đây trở thành địa điểm đắt giá để ngắm sakura vào mùa xuân.

Cửa hàng đồ sộ này là một phần của chuỗi hợp tác giữa công ty kiến trúc Nhật Bản và Starbucks. Trước đây, hai đơn vị này đã từng hợp tác và tạo nên nhiều tuyệt tác, bao gồm cửa hàng Starbucks Dazaifu Tenmangu trang nhã ở Fukuoka, Nhật Bản, đề cập đến đồ gỗ kigumi, một phương pháp xây dựng khung nhà gỗ truyền thống của Nhật Bản.

>>> Xem thêm: Tour Nhật Bản giá rẻ

3. Starbucks Dazaifu Tenmangu Omotesando

Dazaifu, Fukuoka, Nhật Bản

Cửa hàng này có thể không phù hợp với du khách bình thường, nhưng nếu bạn là người hâm mộ Kengo Kuma có thể cân nhắc thực hiện chuyến “hành hương” đến tác phẩm kiến trúc có ý tưởng đặc biệt này. Thành phố nhỏ Dazaifu cách không quá xa Fukuoka và được biết đến nhiều nhất với đền thờ Dazaifu Tenmangu – địa danh nằm gần cửa hàng Starbucks này.

Gần 2.000 miếng tuyết tùng – mỗi miếng có chiều dài từ 1,3m đến 4m – đã được lắp ráp để tạo ra tác phẩm kiến trúc độc đáo này và được lắp ráp theo đường chéo để củng cố độ chắc chắn cho toàn bộ cấu trúc. Các nội thất của cửa hàng cũng được trang bị bởi Time & Style, một thương hiệu nội thất hiện đại có trụ sở tại Tokyo.

4. Starbucks Reserve Roastery Thiên Tân

Thiên Tân, Trung Quốc

Nếu bạn đã từng có cơ hội đến thăm thành phố Thiên Tân nhộn nhịp, hãy ghé thăm cửa hàng được thiết kế công phu này ở Riverside 66, một công trình kiến trúc theo phong cách phục hưng ban đầu được xây dựng vào năm 1921 và được thiết kế bởi kiến trúc sư kiêm kỹ sư nổi tiếng người Trung Quốc Shen Liyuan. Trước đây, nơi này là khu tổ hợp bao gồm Ngân hàng Chiết Giang Xinye, một cửa hàng may mặc và trung tâm mua sắm. Năm 1997, nơi đây đã được công nhận là di sản nhưng bị bỏ trống trong 20 năm qua cho đến khi công trình tân trang kéo dài ba năm gần đây được Starbucks hoàn thành vào năm 2019 để chuyển đổi địa danh lịch sử thành một cửa hàng và nhà rang xay cà phê hiện đại.

Nhiều loại đồ uống có sẵn tại quầy bar Mixato và Teavana trong cửa hàng, nơi phục vụ các loại trà pha nitơ cũng như các loại cocktail sáng tạo và bia thủ công.

5. Starbucks Reserve Dewata, Bali

Bali, Indonesia

Với lịch sử sản xuất cà phê lâu đời của Indonesia thì việc đặt một cửa hàng Starbucks Reserve hiện lớn nhất ở Đông Nam Á là điều hoàn toàn có cơ sở. Mặt tiền bằng gạch đỏ đặc biệt của diện tích 1.900 mét vuông này có các họa tiết uốn lượn liên quan đến những con sóng tuyệt vời của các bãi biển; bước vào bên trong và bạn sẽ tìm thấy một bức tranh tường bằng gỗ chạm khắc bằng tay cao 9 mét nổi bật mô tả các vùng trồng cà phê ở Indonesia.

Bạn còn có thể tìm thấy các công trình được làm thủ công và được thiết kế tại địa phương đẹp mắt khác bên trong Starbucks Reserve Dewata; nơi đây cũng có một trang trại rộng 1.000 mét vuông trồng cây cà phê loại Arabica, nơi du khách có thể xem và hiểu rõ hơn quy trình sản xuất cà phê.