Những điều cần biết
26-12-2023

TÌM HIỂU NHỮNG NÉT ĐẶC SẮC TRONG VĂN HÓA NHẬT BẢN

Nhật Bản, một quốc gia luôn biết cách thu hút du khách đến để tham quan và trải nghiệm nhiều điều thú vị và mới lạ. Bên cạnh những điểm đến hấp dẫn, Nhật Bản còn nổi tiếng với những nét văn hóa độc đáo được lưu truyền qua nhiều thế hệ và lưu giữ đến ngày nay. Vậy văn hóa Nhật Bản có những nét đặc trưng nào? Hãy cùng Lửa Việt Tours tìm hiểu chi tiết qua bài viết bên dưới ngay nhé.

Văn hóa truyền thống Nhật Bản

Văn hóa truyền thống của Nhật Bản đa dạng và phong phú, phản ánh những giá trị lịch sử, tôn giáo, nghệ thuật,…của con người. Sự hấp dẫn trong văn hóa truyền thống Nhật Bản mang đến nhiều tò mò cho du khách khi đến đây. Dưới đây là một số khía cạnh quan trọng mà bạn cần của văn hóa Nhật mà bạn cần biết: 

Trang phục truyền thống Kimono

Kimono - Trang phục truyền thống mang đậm nét văn hóa Nhật Bản

Kimono – Trang phục truyền thống mang đậm nét văn hóa Nhật Bản (Nguồn ảnh: Internet)

Tương tự như Việt Nam, áo dài là trang phục truyền thống thì tại Nhật Kimono chính là trang phục truyền thống và được nhiều người biết đến. Trong tiếng Nhật, “Kimono” mang ý nghĩa là “đồ để mặc”, hòa phục hay được gọi với một cái tên khác nữa là y phục Nhật. Hiện nay, do sự hội nhập quốc tế và tính chất của cuộc sống nên Kimono đã không được sử dụng phổ biến thường ngày mà chỉ dùng trong những ngày quan trọng như dịp lễ tết, đám tiệc hay trong các lễ hội. 

Đặc biệt, phụ nữ tại Nhật thường mặc Kimono phổ biến hơn nam giới và thường có màu sắc cũng như hoa văn nổi bật hơn. Trong khi đó, Kimono dành cho nam thường có màu tối hơn và không có hoa văn. Đồng thời, một điểm thú vị ở Kimono dành cho nữ chính là chỉ có một cỡ duy nhất, người mặc chỉ cần bó y phục cho vừa với bản thân mà không cần lo lắng có mặc vừa hay không. 

Đấu vật Sumo

Đấu vật Sumo như cầu nguyện cho một mùa vụ bội thu tại Nhật

Đấu vật Sumo như cầu nguyện cho một mùa vụ bội thu tại Nhật (Nguồn ảnh: Internet)

Võ sĩ Sumo được xem là một trong những biểu tượng văn hóa của Nhật Bản tinh túy, nổi bật với các võ sĩ có thân hình lớn và đấu với nhau trong vòng cát. Đây được xem là một trong những mộ thể thao quốc gia tại đất nước này. 

Từ thế kỉ thứ 8 trở đi, Sumo bắt đầu như để cầu nguyện cho một mùa vụ bội thu và dần dần phát triển thành một trò chơi phổ biến. Trò chơi này sẽ gồm hai người thi đấu trong một vòng tròn, người chiến thắng sẽ là người hạ gục được đối phương bằng sự nhanh nhẹn và lực đẩy mạnh mẽ buộc họ phải rời khỏi vòng của cuộc chơi. 

Geisha

Geisha đã trở thành một phần quan trọng trong xã hội Nhật

Geisha đã trở thành một phần quan trọng trong xã hội Nhật (Nguồn ảnh: Internet)

Trong những nét văn hóa Nhật Bản, không thể không nhắc đến một biểu tượng nổi tiếng khác chính là Geisha. Những người nghệ sĩ Geisha xuất hiện lần đầu tiên vào thế kỷ XVII tại các thành phố lớn ở Nhật Bản. Đặc biệt là những Geisha ở thời điểm đó tất cả đều là nam giới chứ không phải là phụ nữ như thời điểm hiện tại. 

Người phụ nữ đầu tiên tự nhận mình là Geisha vào năm 1750 tại Fukugawa. Với tài năng ca hát và biểu diễn của mình, cô được xem là một trong những đóng vai trò quan trọng trong văn hóa Geisha. Đến hiện tại, Geisha đã ăn sâu và trở thành một phần xã hội Nhật được yêu thích kể cả những du khách quốc tế.  

Văn hóa ẩm thực của người Nhật

Văn hóa ẩm thực cũng được người Nhật xem là một phần quan trọng trong đời sống và văn hóa. Các món ăn tại Nhật không chỉ được chế biến đẹp mắt, dùng nhiều nguyên liệu tốt cho sức khỏe mà còn ẩn chứa nhiều điều thú vị. 

Văn hóa trà đạo tại Nhật 

Nhắc đến những nét đặc trưng văn hóa Nhật Bản sẽ là một thiếu sót lớn nếu không nhắc đến trà đạo. Trà đạo xuất hiện từ khoảng cuối thế kỷ thứ 7 và được phát triển mạnh mẽ trong cộng đồng mở ra một trong tâm hồn người thưởng thức trà một chân trời rộng lớn. 

Người dân Xứ Phù Tang thường thưởng thức trà theo 4 nguyên tắc cơ bản là Hòa – Kính – Thanh – Tịnh. 

Hòa: chính là hòa bình. 

Kính: thể hiện sự tôn trọng người trên, yêu thương bạn bè, con cháu trong nhà. 

Thanh: biểu trưng cho sự thanh tịnh, thanh khiết và trong sạch. 

Tịch: sự vắng lặng, tịnh tâm trong tâm hồn của mỗi cá nhân. 

Trà đạo - Nét văn hóa tinh thần cốt lõi tại Nhật

Trà đạo – Nét văn hóa tinh thần cốt lõi tại Nhật (Nguồn ảnh: Internet)

Đây cũng chính là tinh thần cốt lõi của nét văn hóa tinh hoa nghệ thuật của trà đạo. Vì vậy, văn hóa trà đạo không chỉ là việc uống trà mà còn là việc thưởng thức và nâng cao các giá trị tinh thần. 

Rượu Sake

Đây là một loại đồ uống truyền thống trong văn hóa Nhật Bản được chưng cất từ gạo và nước trải qua nhiều giai đoạn và đi kèm với khá nhiều quy tắc. Sake thường được thưởng thức từ các cốc truyền thống với tên gọi là “ochoko” hoặc “sakazuki”. Ngoài ra, tùy vào từng thời điểm mà người Nhật cũng sẽ sử dụng các loại rượu khác nhau. 

Rượu Sake - loại đồ uống được chưng cất cơ bản từ gạo và nước

Rượu Sake – loại đồ uống được chưng cất cơ bản từ gạo và nước (Nguồn ảnh: Internet)

Đặc biệt, trong văn hóa Nhật Bản khi thưởng thức rượu sake, người trẻ phải rót rượu cho người già nhất trước khi có người rót rượu cho bạn. Đồng thời, bạn cũng cần phải giữ cốc rượu bằng một tay và tay còn lại phải kê phía dưới cốc để thể hiện phép lịch sự với người đối diện. 

Văn hóa Nhật Bản trong giao tiếp

Văn hóa giao tiếp của người Nhật cũng rất đa dạng và đa sắc màu mà mang nhiều nét đặc trưng. Hiện nay, nhiều quốc gia khác cũng đang dựa vào mô hình này để học tập. Nào hãy cùng Lửa Việt Tours xem qua đó là những văn hóa giao tiếp nào nhé. 

Văn hóa cúi đầu chào nhau

Không giống như những quốc gia phương Tây, mọi người khi gặp nhau thường bắt tay hoặc ôm hôn. Nhưng ở Nhật lại bày tỏ sự hiếu khách và lịch sự bằng những cái cúi đầu để chào nhau. Cúi đầu là một hình thức chào hỏi quan trọng trong văn hóa của người Nhật và dựa vào địa vị xã hội cũng như mối quan hệ xã hội mà người Nhật có những quy tắc và lễ nghi khác nhau. Ba kiểu cúi chào được sử dụng là: 

Kiểu Eshaku: Đối với kiểu này người chào sẽ cúi người 15 độ và được dùng trong giao tiếp hàng ngày đối với những người ngang mình như bạn bè, đồng nghiệp,…

Kiểu Keirei: Kiểu này sẽ cúi đầu 30 độ và thể hiện thái độ trang trọng, lịch sự hơn và được áp dụng trong lần đầu gặp mặt. 

Kiểu Saikeirei: Kiểu này sẽ cúi đầu 45 độ, từ từ cho đến rất thấp. Đây là cách thể hiện sự tôn trọng, kính trọng sâu sắc. Với cách chào này thường được sử dụng khi chào trước Quốc kỳ, chùa Phật giáo, trước Thiên Hoàng,…ở những nơi trang nghiêm. 

Cúi đầu chào hỏi - Hình thức chào hỏi quan trọng trong văn hóa của người Nhật

Cúi đầu chào hỏi – Hình thức chào hỏi quan trọng trong văn hóa của người Nhật (Nguồn ảnh: Internet)

Cởi giày trước khi vào nhà 

Cởi giày trước khi vào nhà cũng là một nét văn hóa đặc trưng lâu đời và được lưu truyền đến ngày nay tại Nhật Bản. Đặc biệt, bạn sẽ rất khó để biết được liệu nên tháo giày ở những nơi nào khi đến như chùa, tòa nhà, nhà hàng,…hay không. Vậy nên, để không phải gặp bất kỳ sự rắc rối nào về vấn đề giày dép bạn cần tìm hiểu kỹ khi đến đây. 

Cởi giày trước khi vào nhà - Nét văn hóa đặc trưng lâu đời được gìn giữ đến nay 

Cởi giày trước khi vào nhà – Nét văn hóa đặc trưng lâu đời được gìn giữ đến nay (Nguồn ảnh: Internet)

Tuy nhiên, bạn có thể nhận diện địa điểm mình đến có cần cởi giày hay không dễ dàng bằng cách quan sát xung quanh và một số dấu hiệu khác. Ví dụ nếu thấy dép được đặt khắp xung quanh lối vào thì đó chính là dấu hiệu nên tháo giày ra và mang dép vào. Một trường hợp khác nữa là nếu sàn nhà cao hơn lối vào thì cũng là dấu hiệu báo bạn nên cởi giày trước khi bước vào bên trong.  

>>>> Xem thêm: Đi Nhật nên mua gì làm quà? Top 10+ món quà ý nghĩa nên mua khi du lịch Nhật Bản

Lễ hội văn hóa đặc sắc Nhật Bản

Tại Nhật Bản cũng có nhiều lễ hội đa dạng và phong phú thể hiện rõ sự kết nối truyền thống và tạo nên nhiều nét độc đáo. Một số lễ hội quan trọng tại Nhật thể hiện rõ nét văn hóa Nhật Bản: 

Lễ hội mừng năm mới Oshogatsu

Đây là một trong những lễ hội quan trọng hàng năm tại Nhật và mang nhiều phong tục truyền thống riêng. Vào trước đêm giao thừa (31/12), người Nhật thường dọn dẹp và trang trí nhà cửa để chào đón một năm mới sắp đến. Những vật thường được trang trí có thể là bùa hộ mệnh (shimekazari), vật trang trí được làm từ miếng gỗ nhỏ phía trên có đặt mochi, tảo bẹ và cam quýt (kagamimochi),….

Lễ hội chào đón năm mới đầy nhộn nhịp tại Nhật Bản

Lễ hội chào đón năm mới đầy nhộn nhịp tại Nhật Bản (Nguồn ảnh: Internet)

Tương tự như Tết cổ truyền ở Việt Nam, lễ Oshogatsu của người Nhật cũng có nhiều hoạt động như ăn cơm tất niên, đi chùa, lì xì,…Vào ngày cuối của năm cũ, các gia đình Nhật sẽ ăn tất niên cùng nhau và chia sẻ về những dự định sắp tới của mình trong không khí ấm áp, hạnh phúc. 

Lễ hội Gion

Lễ hội tiếp theo thuộc một trong những lễ hội lớn trong văn hóa Nhật Bản và nổi tiếng nhất được tổ chức hàng năm tại Kyoto đó chính là lễ hội Gion. Đây được xem là một trong những lễ hội có bề dày lịch sử ấn tượng và cũng là biểu tượng của nền văn hóa truyền thống Nhật Bản. 

Lễ hội Gion quan trọng với bề dày lịch sử lâu đời tại Nhật Bản

Lễ hội Gion quan trọng với bề dày lịch sử lâu đời tại Nhật Bản (Nguồn ảnh: Internet)

Lễ hội Gion được tổ chức nhằm cầu nguyện cho thành phố tránh khỏi những thiên tai, dịch bệnh và xua đuổi những điều không may mắn. Đồng thời, đây còn là dịp để người dân Kyoto hòa mình vào không khí lễ hội và tham gia các hoạt động giải trí thú vị. Lễ hội còn là dịp để gắn kết mọi người và tăng thêm sự kết nối trong cộng đồng. 

Kết luận

Qua những thông tin chia sẻ ở trên chắc hẳn bạn đã hiểu hơn về văn hóa Nhật Bản. Những nét đặc trưng văn hóa Nhật Bản luôn là một trong những điểm đáng để tìm hiểu và học hỏi khi có dịp đến đây. Nếu bạn đang có ý định du lịch Nhật, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua số Hotline 1900 6420 hoặc Fanpage để được tư vấn chi tiết cho chuyến đi của mình ngay nào.